Dưới đây là các cách ngành y tế khuyến cáo để người dân và người mắc bệnh mạn tính bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí.
Đối với người dân:
- Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.
- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.
- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.
- Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý:
- Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.
- Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
- Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.
- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
Phạm Huyền
https://suckhoedoisong.vn/khong-khi-o-nhiem-lam-the-nao-de-bao-ve-suc-khoe-n183016.htmlTP.Hồ Chí Minh luôn là nơi khởi xướng và thực hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, trong đó có phong trào “Hoa việc thiện”. Mục đích và nội dung của phong trào “Hoa việc thiện” là kêu gọi, khuyến khích, cổ vũ, động viên tất cả các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp tham gia các hoạt động nhân đạo ở tất cả các vùng miền, các địa phương giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn; Thúc đẩy phong trào thi đua trong hệ thống Hội; Giáo dục lòng nhân ái, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng và xã hội.
Để thực hiện phong trào này, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã ban hành Hướng dẫn tiêu chí bình chọn điển hình “Hoa việc thiện” và triển khai rộng rãi trong hệ thống, hướng dẫn các đơn vị phương pháp thực hiện phong trào “Hoa việc thiện”. Thực chất đây là cách làm thi đua mới, là nghệ thuật, sự khéo léo trong công tác vận động nhân dân, tình nguyện viên Chữ thập đỏ phát huy truyền thống nhân ái, “kết nối, sẻ chia và lan tỏa”, qua đó góp phần thực hiện phong trào thi đua ngày càng hiệu quả hơn. Từ vườn hoa của thành Hội, đến nay mỗi quận huyện đều có một vườn “Hoa việc thiện”.
Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã tổ chức tuyên dương gương điển hình “Hoa việc thiện” tiêu biểu trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11. Số lượng điển hình “Hoa việc thiện” tiêu biểu được tuyên dương tương ứng với số năm thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Trong 5 năm qua, từ phong trào thi đua “Hoa việc thiện” gắn với Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện” đã có nhiều mô hình mới, các chương trình hay được nhân rộng như: Mô hình của Đội thanh niên Chữ thập đỏ quận 3 đi vận động và mang cơm đến các cụ già neo đơn; Mô hình bếp ăn tình thương đã lan tỏa khắp nơi, tập hợp ngày càng nhiều các tổ chức, đơn vị, cá nhân chung tay cùng Hội hỗ trợ, chăm lo những người yếu thế trong xã hội. Mô hình học bổng Chữ thập đỏ, Chương trình “Trợ cấp học tập” đã được khởi xướng nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện học tập được an tâm tiếp tục đến trường, đến khi hoàn thành khóa học, đã trợ cấp hàng năm cho 150 học sinh, sinh viên với trị giá 6 triệu đồng/năm. Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã trao tặng trên 24.181 thẻ bảo hiểm y tế; Phẫu thuật tim cho 116 trẻ em bệnh tim bẩm sinh; Phẫu thuật mắt miễn phí 10.009 người, mổ hàm ếch cho 201 em với tổng trị giá trên 41 tỷ đồng.
Qua từng năm, nội dung, chất lượng phong trào thi đua “Hoa việc thiện” ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, nhiều mô hình bám sát vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc triển khai tiêu chí bình chọn điển hình “Hoa việc thiện” đã làm cho cơ sở thuận lợi hơn trong việc mở rộng phong trào trên nhiều lĩnh vực và việc bình chọn được thuận lợi hơn, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Số lượng điển hình “Hoa việc thiện” được tuyên dương tại các cấp tăng so với năm năm trước; chất lượng điển hình được nâng lên.
Phong trào “Hoa việc thiện” đã trở thành thương hiệu của Hội Chữ thập đỏ TP.Hồ Chí Minh. Đó vừa là phong trào thi đua, vừa là hoạt động tri ân những người làm công tác nhân đạo. Nhân rộng “Hoa việc thiện” cũng là cách mà Hội Chữ thập đỏ TP.Hồ Chí Minh chung sức xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Ngọc Long
http://redcross.org.vn/hoa-viec-thien-phong-trao-thi-dua-noi-bat-o-tp-ho-chi-minh.html* Việt Nam: 1.216 ca mắc COVID-19
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1087 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay |
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng |
Số TH đang được cách ly tập trung |
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
525 |
691 |
14.262 |
955 |
Nhận xét:
- Đến 9h sáng ngày 10/11, toàn thế giới có hơn 51 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1,2 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 216 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện có hơn 36 triệu người khỏi bệnh.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực.
- Tại Việt Nam, trong 24h qua, có 03 ca mắc mới đều là các ca nhập cảnh và được cách ly ngay. Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 1.087 người. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 84 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tại TP Hồ Chí Minh, đã 101 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng. Việt Nam đã 69 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành công trong phòng chống dịch COVID-19 kể từ đầu năm tới nay. Bạn bè và dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam là một điểm sáng trong cuộc chiến chống COVID-19. Đó là nhờ Chính phủ phản ứng kịp thời, người dân đoàn kết-ủng hộ, cũng như nhờ sớm đưa ra chiến lược xét nghiệm cho phép truy vết các ca bệnh.
Nguồn: Bộ Y tế