Đồng cảm trong học đường

Trong tháng 12/2023, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Tăng tổ chức Sự kiện YABC/thanh niên là nhân tố của sự thay đổi với chủ đề “Đồng cảm” đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực cho thanh niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ về khả năng chống chịu dựa vào cộng đồng” tại Thành phố Hồ Chí Minh do Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc tài trợ. Tham dự có thầy Lê Văn Khôi - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Tăng cùng với 50 học sinh trong khuôn viên lớp học.

Quang cảnh cán bộ phụ trách YBAC trao đổi về chủ đề “Đồng cảm”

Thông qua các hoạt động tại sự kiện đã giúp 50 học sinh nòng cốt của trường hiểu được tầm quan trọng trong việc rèn luyện và thường xuyên thực hành kỹ năng “Đồng cảm”; tại sự kiện, các bạn học sinh đặt câu hỏi, trao đổi với cán bộ phụ trách Dự án YABC nhà trường nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về “Đồng cảm”. Đồng cảm khác với thông cảm; Đồng cảm đó là khi chúng ta cảm nhận được nỗi đau của một ai đó như chính chúng ta là người đang phải gánh chịu nỗi đau khổ đó. Thông cảm thường là tìm kiếm lời an ủi và khuyên giải, trong khi đồng cảm thường tìm kiếm sự thấu hiểu. Thông cảm trở thành đồng cảm là khi chúng ta đi xa hơn với cảm xúc của chúng ta, điều này có thể làm lấn át về mặt cảm xúc hoặc là cho chúng ta mất cân bằng, có nghĩa là chúng sẽ còn có thể hành động, “làm những điều mà chúng ta nói” và thúc đẩy sự thay đổi. Chúng ta cần bảo vệ bản thân và duy trì sự cân bằng để ở vị trí có thể hỗ trợ, trợ giúp hoặc đi cùng với người khác.

PHÚC THIÊN